Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ nấu cơm

Cấu tạo tủ nấu cơm
Khi nói tới các thiết bị nấu cơm hàng ngày, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới nồi cơm điện, bếp điện… Có một nhược điểm mà nồi cơm điện hay bếp điện khi nấu cơm là nhiệt sẽ được cấp từ dưới lên trên, role nhiệt cung cấp trực tiếp từ phía dưới, hay vỏ nồi không có lớp chông dính, hao mòn lớp chống dính sẽ tạo hiện tượng cháy cơm ở lớp đáy nồi, gây lãng phí lượng gạo sử dụng.
Nhưng với tủ nấu cơm, các bạn không phải lo ngại về hiện tượng cháy cơm hay đảo cơm thường xuyên. Nguyên lý của tủ nấu cơm là dùng hơi nước trực tiếp từ lò hơi trong tủ để nấu.
Tủ nấu cơm điện 24 khay
Tủ nấu cơm điện 24 khay
Một vấn đề thứ 2 mà chúng ta muốn nói đến, đó là việc phải nấu cơm cho nhiều người ăn, 20, 30 có thể là 100 người,… thì nồi cơm điện hay bếp điên,… thực sự không thể giải quyết được.
Nhưng với tủ nấu cơm, các bạn cũng không phải lo ngại, vì với một chiếc tủ 16 khay chúng ta đã có thể nấu được tới 400 suất ăn rồi đó các bạn ạ.
Tủ nấu cơm cấu tạo gồm có các bộ phận sau:

 

–         Thân tủ: Có bản ôm cách nhiệt rất an toàn

–         Hệ thống nồi hơi trong tủ: Phân phối hơi đều trong không gian tủ.

–         Hệ thống điều khiển tự động, bảng hiển thị nhiệt độ.

–         Giá đỡ khay, khay chứa: Linh hoạt trong quá trình nấu của tủ.

–         Khung tủ: Khung tủ kết cấu vững chắc.

–         Đế tủ: Đế tủ cao để cách ly tốt phần thân tủ với mặt đất.

–         Các bộ phận khác: Phần xả đọng giúp thoát hơi dư thừa, làm cơm chín đều.

Quá trình hoạt động của tủ nấu cơm:

–         Trước khi bắt tay vào nấu cơm ta tiến hành lau chùi sạch sẽ tủ nấu cơm và các khay chứa gạo.

–         Gạo sau khi được đãi sạch sẽ cho vào khay (cho đủ lượng gạo cần nấu, tùy theo công suất và định lượng của tủ).

–         Đẩy các khay vào trong tủ theo rãnh trên giá tủ.

–         Sau đó đóng cửa tủ lại bằng chốt cài.

–         Kiểm tra xem tủ cơm đã được khóa chưa và đường cấp nước đã được mở chưa.

–         Bật nguồn điện cho tủ và đợi đến khi cơm chín.

–         Lưu ý trước khi lấy cơm ra khỏi tủ, phải tắt nguồn điện, không đứng về phía cửa mở tủ tránh hơi trong tủ nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc trực tiếp với tủ.

–         Sau khi sử dụng xong tủ nấu cơm, vệ sinh lại tủ, lau chùi sạch sẽ tủ để sử dụng tốt cho lần nấu tiếp theo.

2 thoughts on “Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ nấu cơm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *